Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

thumbnail

5 Tư Thế Ngồi Đúng Của Dân Văn Phòng


Tư thế ngồi đúng quan trọng với sức khỏe hơn bạn vẫn nghĩ. Nhất là khi khoa học đã chứng minh, ngồi sai tư thế trên bàn làm việc có tác hại như hút thuốc lá. 

Nếu bạn là nhân viên văn phòng, phải ngồi suốt hơn 8 tiếng đồng hồ, rất ít thay đổi tư thế và buộc làm việc hàng giờ trên máy tính thì điều này không tốt cho sức khỏe tí nào. Sử dụng bàn làm việc chuẩn kết hợp điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn, tránh được rất nhiều bệnh về cột sống, đồng thời mang đến cho bạn một tinh thần làm việc thoải mái, hiệu quả.

Cùng Generali tìm hiểu 5 tư thế ngồi làm việc đúng cách cho dân văn phòng để có thể cân bằng và cải thiện công việc cũng như sức khỏe bạn nhé!

1. Tư thế ngồi làm việc với máy tính

Dù bạn đang sử dụng máy tính để bàn, laptop hay đơn giản là một chiếc notebook cũng cần điều chỉnh tư thế phù hợp để bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi sử dụng chúng mỗi ngày. Những điểm cần lưu tâm là:

–         Giữ cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước, vai đặt ngay ngắn, không gồng. Xương cột sống tựa nhẹ vào lưng ghế, như thế sẽ khiến cơ thể thoải mái hơn, dù ngồi lâu cũng không lo tê hay mỏi lưng.

–         Đầu ở chính giữa và cân bằng với xương sống.

–         Khuỷu tay thả lỏng đặt hơi thấp so với cánh tay.

–         Phần hông hướng về phía đệm ghế phía sau.

–         Không ngồi bắt chéo chân. Bắt chéo chân trong một thời gian dài có thể làm giảm sự lưu thông máu, dẫn đến tổn thương dây thần kinh và các mô. Hãy để hai chân ngay ngắn dưới sàn, bắp đùi vuông góc với cẳng chân.



Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc với máy tính hợp lý sẽ cải thiện sức khỏe tốt hơn

 2. Giữ cổ tay thẳng, ngang tầm với bàn đánh máy

Bạn có biết uốn cong hay bẻ cong cổ tay khi đánh máy có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay – dây thần kinh bị chèn ép. Hãy đặt bàn phím ở vị trí tay duỗi thẳng và dễ với tới, thuận tiện cho việc đánh máy hơn. Để bàn tay của bạn ngang bằng hoặc thấp hơn khuỷu tay, cổ tay và khuỷu tay của bạn sẽ không bị đau khi đặt quá lâu ở vị trí này. Bạn cũng có thể hạn chế tê tay, mỏi tay thông qua sử dụng miếng lót mỏng, kê tay trong trường hợp phải dử dụng chuột để làm việc nhiều giờ.

 3. Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp chiều cao

Chiều cao của mỗi người khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải biết điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi để phù hợp với chiều cao mặt bàn. Thông qua điều chỉnh chiều cao ghế, cánh tay tạo thành một góc vuông ở khuỷu, thuận lợi cho công việc gõ phím hay viết lách khi ngồi làm việc.

Điều chỉnh chiều cao của ghế còn giúp giữ gót chân thoải mái khi đặt trên sàn nhà, không bị chông chênh khi ngồi quá cao hoặc chân phải co quắp vì ghế ngồi quá thấp.

tư thế ngồi đúng

Ghế ngồi làm việc nên phù hợp chiều cao

 4. Sử dụng đệm hỗ trợ thắt lưng

Ghế văn phòng thường được làm thêm phần tựa đỡ lưng với mục đích mang lại sự thoải mái cho mông và lưng khi ngồi. Tuy nhiên, những chiếc ghế này thường khá lớn và phần tựa lưng chẳng bao giờ vừa khít khi bạn ngồi vào.

Đây là lúc bạn cần đến một chiếc gối tựa lưng êm ái. Đặt gối đằng sau lưng khi làm việc sẽ giúp nâng đỡ phần sống lưng tốt hơn, giúp bạn ngồi thẳng từ đó hạn chế các tác hại lên cột sống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc.

5. Nghỉ giải lao kết hợp các bài tập với ghế ngồi văn phòng

Một trong những phương pháp hạn chế tác hại xấu do ngồi làm việc quá lâu chính là nghỉ giải lao giữa các giờ làm việc kết hợp các bài tập thể dục ngay tại ghế ngồi.

Giải lao giữa giờ từ 45-60 phút một lần nếu sử dụng máy tính trong thời gian dài. Hãy cho cơ thể thời gian hồi phục sức lực và cơ mắt được thư giãn. Bạn cũng có thể đứng dậy và rời khỏi máy tính, tập vài động tác đơn giản tại ghế ngồi như: căng ngực, xoay ghế, ngồi căng người, co giãn chân…cũng rất cần thiết, giúp cơ thể dẻo dai và phục hồi sức lực nhanh chóng sau nhiều giờ làm việc căng thẳng.

tư thế ngồi đúng

Nghỉ giải lao là phương pháp hạn chế tác hại xấu do ngồi lâu tốt nhất

Generali hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên phần nào giúp bạn lấy lại cân bằng công việc và sức khỏe, làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments